Quảng Ngãi nỗ lực bê tông hóa đường giao thông nông thôn
Nhựa hóa và bê tông hóa đường giao thông nông thôn là một trong 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đây còn là việc giúp cho hệ thống giao thông ở vùng nông thôn đi lại dễ dàng hơn. Tại tỉnh Quảng Ngãi, thì tính đến thời điểm này, tỷ lệ đường giao thông nông thôn được bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT còn thấp. Do vậy mà trong năm 2015, tỉnh Quảng Ngãi đang huy động mọi nguồn lực để mở rộng bê tông hóa các tuyến giao thông nông thôn, tạo điều kiện cho các xã xây dựng nông thôn mới đạt tiêu chí số 2 về giao thông này.
Để hỗ trợ các địa phương bê tông hóa đường giao thông nông thôn, trong gian đoạn 2014-2015, tỉnh Quảng Ngãi đã trích nguồn kinh phí 34 tỷ đồng hỗ trợ gần 20 ngàn 300 tấn xi măng và giao cho Sở GTVT Quảng Ngãi chuyển về cho các địa phương bê tông hóa đường giao thông nông thôn. Lượng xi măng này được cấp cho 32 xã nông thôn mới để xây dựng 549 đoạn, tuyến giao thông với tổng chiều dài khoảng 140km. Ông Lê Nhân, phó giám đốc Sở GTVT Quảng Ngãi cho biết, việc cấp xi măng được UBND tỉnh giao cho Sở GTVT Quảng Ngãi thực hiện. “Các địa phương nào có nhu cầu làm thì chúng tôi sẽ cấp ximăng. Việc cấp xi măng thì chúng tôi cấp tại hiện trường và giao tại thực địa để các địa phương chủ động trong công tác vận chuyển và thi công ngoài hiện trường” – ông Nhân nói.
Từ đầu năm đến nay, ngay khi được cấp xi măng từ chường trình hỗ trợ của tỉnh, các xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã khẩn trương huy động ngày công đóng góp của nhân dân để bê tông hóa đường giao thông nông thôn. Đặc biệt, tại huyện Tư Nghĩa, ngoài tranh thủ sự hỗ trợ xi măng của tỉnh, UBND huyện Tư Nghĩa còn xuất kinh phí hỗ trợ thêm sỏi đá và huy động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện để giúp nhân dân ở các xã xây dựng, bê tông hóa các tuyến đường giao thông nông thôn. Ông Lê Trung Thành, phó chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa cho biết, việc bê tông hóa đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Tư Nghĩa đạt tỷ lệ còn thấp. Chính vì thế nên thời gian này huyện đã chỉ đạo cho các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Trong đó tập trung cho việc bê tông hóa đường giao thông nông thôn ở các xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Thương, Nghĩa Phương, Nghĩa Hòa là những xã nông thôn mới của huyện.
Đến nay, tổng số kilômét đường trục xã, liên xã của tỉnh Quảng Ngãi được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT gần 900Km. Tổng số kilômét đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT là khoảng 793Km. Tổng số kilômét đường ngõ, xóm được sạch và không lầy lội vào mùa mưa là hơn 1.239Km. Tổng số Kilômét đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận lợi là 144,9Km.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Phạm Trường Thọ cho rằng, tỷ lệ bê tông hóa đường giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như trên là vẫn còn thấp. Do đó, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Phạm Trường Thọ yêu cầu UBND các huyện và Sở GTVT Quảng Ngãi phải chủ động, cấp kịp thời xi măng đối với các tuyến giao thông đang xây dựng, đồng thời quản lý tốt chất lượng các tuyến đường đang thi công. “Tỉnh vẫn đang tiếp tục xem xét nguồn lực để bổ sung thêm cho các huyện, các xã có chương trình nông thôn mới đang thiếu về tiêu chí giao thông nông thôn, nhất là các xã điểm để về đích sớm trong năm 2015 và 2016” – Phó chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ nói.
Tỉnh Quảng Ngãi đang dành nguồn lực thực hiện phát triển hệ thống giao thông nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới vào năm 2020. Với sự tập trung bê tông hóa đường giao thông nông thôn sẽ giúp Quảng Ngãi thực hiện đạt tiêu chí số 2 về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, góp phấn tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận lợi./.
Từ đầu năm đến nay, ngay khi được cấp xi măng từ chường trình hỗ trợ của tỉnh, các xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã khẩn trương huy động ngày công đóng góp của nhân dân để bê tông hóa đường giao thông nông thôn. Đặc biệt, tại huyện Tư Nghĩa, ngoài tranh thủ sự hỗ trợ xi măng của tỉnh, UBND huyện Tư Nghĩa còn xuất kinh phí hỗ trợ thêm sỏi đá và huy động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện để giúp nhân dân ở các xã xây dựng, bê tông hóa các tuyến đường giao thông nông thôn. Ông Lê Trung Thành, phó chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa cho biết, việc bê tông hóa đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Tư Nghĩa đạt tỷ lệ còn thấp. Chính vì thế nên thời gian này huyện đã chỉ đạo cho các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Trong đó tập trung cho việc bê tông hóa đường giao thông nông thôn ở các xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Thương, Nghĩa Phương, Nghĩa Hòa là những xã nông thôn mới của huyện.
Đến nay, tổng số kilômét đường trục xã, liên xã của tỉnh Quảng Ngãi được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT gần 900Km. Tổng số kilômét đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT là khoảng 793Km. Tổng số kilômét đường ngõ, xóm được sạch và không lầy lội vào mùa mưa là hơn 1.239Km. Tổng số Kilômét đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận lợi là 144,9Km.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Phạm Trường Thọ cho rằng, tỷ lệ bê tông hóa đường giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như trên là vẫn còn thấp. Do đó, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Phạm Trường Thọ yêu cầu UBND các huyện và Sở GTVT Quảng Ngãi phải chủ động, cấp kịp thời xi măng đối với các tuyến giao thông đang xây dựng, đồng thời quản lý tốt chất lượng các tuyến đường đang thi công. “Tỉnh vẫn đang tiếp tục xem xét nguồn lực để bổ sung thêm cho các huyện, các xã có chương trình nông thôn mới đang thiếu về tiêu chí giao thông nông thôn, nhất là các xã điểm để về đích sớm trong năm 2015 và 2016” – Phó chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ nói.
Tỉnh Quảng Ngãi đang dành nguồn lực thực hiện phát triển hệ thống giao thông nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới vào năm 2020. Với sự tập trung bê tông hóa đường giao thông nông thôn sẽ giúp Quảng Ngãi thực hiện đạt tiêu chí số 2 về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, góp phấn tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận lợi./.
Có thể bạn quan tâm