Công ty CP đầu tư & thương mại Đại Việt

Nhu cầu tiêu thụ xi măng năm 2020 sẽ tương đương năm 2019

Năm 2019, ước tính lượng xi măng, clinker xuất khẩu tương đương năm 2018 với khoảng 31 - 32 triệu tấn, tiếp tục là quốc gia xuất khẩu xi măng nhiều nhất trên thế giới.

Để thực hiện tốt việc bình ổn, cân đối cung cầu và kiềm chế tốc độ tăng giá năm 2020, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Công Thương, Tổ điều hành thị trường trong nước báo cao Chính phủ có chính sách hợp lí trong việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng trọng yếu như điện, than, xăng, dầu.

Đồng thời đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam có kế hoạch cung cấp đủ than theo nhu cầu sản xuất và đảm bảo chất lượng than cho các nhà máy xi măng, Tổng Công ty điện lực Việt nam cấp đủ điện cho sản xuất xi măng…
Bộ Xây dựng dự báo trong năm 2020, ước tính nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành năm 2020 sẽ đạt khoảng 101 - 103 triệu tấn, tăng 4 - 5% so với năm 2019, trong đó tiêu thụ xi măng nội địa khoảng 69 - 70 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 32 - 34 triệu tấn.

Về khả năng sản xuất, năm 2020 sẽ dự kiến có 2 dây chuyển sản xuất xi măng đi vào vận hành.

Cùng với 86 dây chuyền sản xuất xi măng hiện có của cả nước, tổng công suất đạt 105,84 triệu tấn, hoàn toàn có khả năng sản xuất xi măng, đáp ứng tiêu thụ năm 2020 gồm cả xi măng tiêu thụ nội địa và clanhke, xi măng xuất khẩu.

Tuy nhiên, theo ông Cung, thị trường liệu xây dựng (VLXD) năm 2020 vẫn sẽ tương đương năm 2019, thậm chí có xu hướng tăng chậm lại do qui luật của thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ và xuất khẩu xi măng của Việt Nam.

"Ở nhiều nước, khi đạt đến một ngưỡng phát triển nào đó, đồ thì tăng trưởng sẽ đi ngang và sau đó sẽ đi xuống khi nhu cầu ổn định hơn, do đó, trong khoảng một hai năm tới nếu có một ngành nào đó tăng chậm lại thì cũng không quá ngạc nhiên vì đó là qui luật", ông Cung lí giải.

Theo đó, Chủ tịch Hiệp hội xi măng cho rằng, thời gian tới, một xu hướng mà doanh nghiệp ngành VLXD nói chung và xi măng nói riêng có thể hướng đến là giảm sản lượng, đổi mới công nghệ để tăng chất lượng bởi đã đến thời kì không còn coi trong doanh thu mà phải coi trọng lợi nhuận, chất lượng của sản phẩm.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đình Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Tổ chức triển lãm quốc tế xây dựng Vietbuild, cho hay, theo dự báo của Hiệp hội bất động sản Việt Nam, vào thời điểm cuối năm 2019 và trong năm 2020 tới, không có nhiều thay đổi từ cơ chế, chính sách, nguồn cung các dự án mới sẽ tiếp tục khan hiếm vào cuối năm và có chiều hướng sụt giảm so với quí III/2019. 

Đặc biệt là thiếu hẳn phân khúc nhà ở giá thấp. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là mặt hàng xi măng.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần theo dõi sát sao và có biện pháp bình ổn nếu cần thiết. Ngoài ra cũng cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, đáp ứng các sản phẩm có mẫu mã mới, sản phẩm xanh, công nghệ thông minh và chất lượng được nâng cao.
Bài viết cùng danh mục
Công ty CP Xi măng Đồng Lâm ổn định sản xuất, tạo việc làm cho người lao động
22/12/2021
Do ảnh hưởng dịch Covid-19, tình hình xuất khẩu khó khăn, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm tập...
Xi măng Đồng Lâm đổi mới công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất
22/12/2021
Thời gian qua, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm đã tập trung đầu tư hệ thống phun Ure khử NOx;...
Triển vọng ngành xi măng trong năm 2022
22/12/2021
Sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2022, tuy nhiên biên...
 Bê tông mới siêu bền có khả năng tự vá vết nứt trong môi trường khắc nghiệt
13/10/2021
Các nhà nghiên cứu thiết kế một loại bê tông mới siêu bền có khả năng tự vá vết nứt giúp...