Chính phủ yêu cầu hạn chế xuất khẩu xi măng
Tại văn bản số 4721/VPCP-CN ngày 21/5/2018, Chính phủ đã yêu cầu các Bộ ngành liên quan đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khoáng sản làm xi măng và hạn chế xuất khẩu xi măng.
Theo VPCP, sau khi nhận được báo cáo của Hiệp hội xi măng Việt Nam về tình hình phát triển ngành xi măng Việt Nam, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có ý kiến chỉ đạo, yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính xem xét, đề xuất giải pháp, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên khoáng sản, các nguồn năng lượng phục vụ sản xuất xi măng, tăng năng suất lao động trong ngành; đồng thời hạn chế xuất khẩu.
Sau năm 2010, do nguồn cầu trong nước giảm, ngành xi măng Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu nhằm cứu vãn hàng loạt các dự án mới đầu tư và đang ở chu kỳ trả nợ. Sản lượng xuất khẩu liên tục tăng và đến nay, có xu hướng tăng đột biến, do các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung quốc và Thái lan có chủ trương cắt giảm sản lượng ngành này.
Sau năm 2010, do nguồn cầu trong nước giảm, ngành xi măng Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu nhằm cứu vãn hàng loạt các dự án mới đầu tư và đang ở chu kỳ trả nợ. Sản lượng xuất khẩu liên tục tăng và đến nay, có xu hướng tăng đột biến, do các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung quốc và Thái lan có chủ trương cắt giảm sản lượng ngành này.
Xi măng là một ngành sản xuất cần khai thác một lượng lớn tài nguyên khoáng sản (đá vôi, đất sét, phụ gia…) và tiêu thụ điện năng rất lớn. Mặt khác, trình độ công nghệ và quản trị của ngành xi măng còn ở mức độ rất hạn chế, gây lãng phí lớn nguồn tài nguyên khoáng sản. Năng suất lao động thấp, tỷ suất tiêu hao năng lượng lớn trên tấn xi măng. Sau khi xem xét, Chỉnh phủ cho rằng ngành xi măng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và đặc biệt cần hạn chế xuất khẩu xi măng.
Với chủ trương này, các nhà sản xuất xi măng Việt Nam cần xem xét, điều chỉnh chiến lược sản xuất, tập trung thị trường nội địa. Về lâu dài, thị trường trong nước vẫn là chủ yếu và tăng trưởng bền vững. Xuất khẩu chỉ là giải pháp tạm thời, thực tế không đem lại nhiều lợi ích cho đất nước về lâu dài.
Với chủ trương này, các nhà sản xuất xi măng Việt Nam cần xem xét, điều chỉnh chiến lược sản xuất, tập trung thị trường nội địa. Về lâu dài, thị trường trong nước vẫn là chủ yếu và tăng trưởng bền vững. Xuất khẩu chỉ là giải pháp tạm thời, thực tế không đem lại nhiều lợi ích cho đất nước về lâu dài.
Bài viết cùng danh mục
16/12/2021
Sản phẩm Xi măng Long Sơn đã và đang được khách hàng đánh giá cao về chất lượng xây dựng...
09/07/2021
Sản xuất xanh, bền vững được xem là hướng đi lâu dài trong việc phát triển sản xuất kinh...
15/03/2021
Thực hiện Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy khóa XIX về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là...